Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ tổng hợp các kiến thức về thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Anh. Đây là một trong những thì cơ bản nhất mà người học cần nắm rõ, hiểu đúng khi bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh.
Thì hiện tại tiếp diễn là gì?
Hiện tại (present): ngay tại thời điểm nói
Tiếp diễn (continuous): đang diễn ra.
=> Thì hiện tại tiếp diễn là thì mô tả hành động/ sự việc đang được diễn ra tại thời điểm nói. Hoặc trong thời điểm chúng ta đang đề cập, hành động/ sự việc đó vẫn đang diễn ra và chưa chấm dứt.
Như các bạn đã biết, các thì trong tiếng anh gồm có 12 thì chính. Present continuous đòi hỏi người học cần hiểu chính xác định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của nó. Để có thể sử dụng thật chính xác và tránh gây nhầm lẫn.
Làm sao để nhận biết thì hiện tại tiếp diễn?
Có một số dấu hiệu để bạn nhận ra, hành động/ sự việc đang được diễn tả bằng thì hiện tại tiếp diễn (Thì HTTD).
- Trong câu hường có sự xuất hiện của các trạng từ như: now (bây giờ), right now (ngay lúc này), at the moment (lúc này), at this moment (tại thời điểm này), at present (hiện tại)…
- Trong câu có các động từ như: “Look/ Watch out/ Watch/ Listen” ở dạng mệnh lệnh, cầu khiến.
- Động từ chính trong câu sử dụng ở dạng V-ing: doing/going/listening….
Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn
Một số trường hợp sau đây, bạn phải sử dụng thì HTTD để diễn tả hành động, sự việc.
Thì hiện tại tiếp diễn miêu tả hành động xảy ra ngay thời điểm nói
Ví dụ:
- My mother is cleaning in the kitchen now. (Mẹ tôi đang dọn dẹp trong bếp).
- Tại thời điểm nói, mẹ bạn vẫn đang dọn dẹp trong bếp, sự việc này vẫn tiếp diễn và chưa chấm dứt.
- At the moment, she is learning English with Mike at school. (Hiện tại, cô ấy đang học tiếng Anh cùng với Mike ở trường).
- Trong thời điểm câu nói trên được đưa ra (hiện tại), cô ấy vẫn đang học tiếng anh cùng với Mike. Việc học tiếng anh của 2 người vẫn chưa kết thúc và đang tiếp diễn.
Thì hiện tại tiếp diễn miêu tả sự việc sẽ xảy ra theo kế hoạch cụ thể
Nhiều bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn và có thói quen sử dụng thì tương lai đơn trong trường hợp này vì rõ ràng đây là hành động chưa diễn ra. Nhưng thực tế, đối với hành động được diễn ra theo một lịch trình, kế hoạch rõ ràng trong tương lai gần thì người ta lại sử dụng cách diễn đạt bằng thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ:
- I told my grandmother that I am going to see her tomorrow. (Tôi nói với bà của tôi là ngày mai tôi sẽ tới gặp bà)
- Sự việc “tới gặp bà” mà chủ thể nhắc tới ở đây sẽ xảy ra theo dự định trước trong tương lai gần (tomorrow).
- This morning, my father sent a message that he had bought a flight ticket yesterday. Tonight he is flying back home. (Sáng nay, bố tôi gửi tin nhắn là ông ấy đã mua vé máy bay hôm qua. Tối nay ông ấy sẽ bay về.)
- Rõ ràng, trong tình huống này chủ thể đã lên kế hoạch cụ thể (đã mua vé máy bay) và ông ấy sẽ trở về nhà vào tối hôm nay (tương lai gần).
Thì hiện tại tiếp diễn miêu tả cho hành động diễn ra xung quanh thời điểm nói
Ví dụ:
- I am finding this author’s books, not easy to find a good hard copy. (Tôi vẫn đang tìm kiếm mấy cuốn sách của tác giả này, chẳng dễ gì mà tìm được một bản in tốt cả)
- Việc tìm kiếm đã diễn ra trước thời điểm nói và nó vẫn đang diễn ra xung quanh thời điểm nói.
- My mother is working for this company.
- Ở đây mẹ của chủ thể không phải chỉ mới làm tại công ty này, mà việc này đã bắt đầu từ trước đó rồi và chủ thể muốn diễn tả rằng sự việc này vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Hiện tại tiếp diễn còn diễn tả sự không hài lòng, phàn nàn
Ví dụ:
- I don’t understand why you are always not doing your homeworks? (Tôi không hiểu sao bạn lúc nào cũng chẳng chịu làm bài về nhà vậy?)
- Chủ thể ở đây cảm thấy khó chịu vì đối tượng được nhắc đến không hoàn thành bài tập, và việc này không phải diễn ra một lần.
- You are always coming late. (Lúc nào bạn cũng tới muộn vậy)
Đặc điểm nhận biết đối với cách sử dụng này là trong câu thường có sự xuất hiện của trạng từ chỉ tần suất như always/ continually… Tuy vậy, nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn với hiện tại đơn vì hiện tại đơn cũng sử dụng các trạng từ này.
Tuy nhiên, khi sử dụng trong hiện tại đơn, trạng từ này chỉ đơn giản biểu thị tần suất của một hành động sự việc, không kèm sắc thái cảm xúc. Nhưng khi trạng từ tần suất xuất hiện trong thì hiện tại tiếp diễn, thì nó diễn tả trạng thái cảm xúc của người nói đối với sự việc đó (khó chịu, phàn nàn, bực tức).
Cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn
Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cấu trúc diễn đạt đối với thì HTTD trong tiếng anh.
Giống như các thì khác, thì hiện tại tiếp diễn cũng có các cấu trúc ở thể khẳng định, phủ định, nghi vấn.
Cấu trúc thể khẳng định
S+ to be (am/are/is) + Ving
Nếu S là ngôi thứ nhất I => to be = am
S là thứ hai You hoặc đại từ số nhiều (we/they) => to be = are
S là ngôi thứ 3 số ít She/ he => to be = is
V_ing = động từ thêm đuôi “ing”. (Cách cấu tạo động từ đuôi “ing” được đề cập bên trên)
Ví dụ:
I am going for walk with my puppy.
My mother is reading a newspaper while my father is watching television.
Cấu trúc thể phủ định
S + to be ( am/ are/is ) + not + Ving
Để cấu tạo thể phủ định bạn chỉ cần thêm “not” vào sau tobe của cấu trúc khẳng định.
Lưu ý rằng bạn không thể viết tắt đối với “am not”. Nhưng có thể viết tắt đối với “is not, are not” thành “isn’t/ aren’t.
Ví dụ:
Now I am not playing football.
We are not/ aren’t going to the park.
Cấu trúc thể nghi vấn
Am/are/is + S + Ving?
Và để trả lời cho câu hỏi này ta dùng câu trả lời Yes/No:
Yes, S + am/are/is hoặc No, S + am/are/is + not
Ví dụ:
Are you drinking wine? Yes, I am, Try it!
Is she meeting him at the coffee shop? No, she isn’t. She hates him, so she doesn’t like to meet him.
Cấu tạo của động từ V-ing trong thì hiện tại tiếp diễn
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn chia động từ V-ing sử dụng trong cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn.
- Động từ nguyên mẫu + “ing”
Do => doing; Listen =>listening; Work => working
- Nếu động từ có kết thúc bằng “e”, bạn phải bỏ “e” sau đó mới được thêm đuôi “ing”
Write => writing; Live => living; Come => coming
- Trong trường hợp động từ kết thúc bằng “ie”, ngoài việc bỏ nguyên âm “e”, bạn phải đổi nguyên âm “i”=> “y” rồi mới cộng thêm đuôi “ing”
Lie=> lying
- Phụ âm cuối cần gấp đôi lên trước khi thêm đuôi “ing” nếu rơi vào 2 trường hợp:
- Động từ có cấu tạo là phụ âm + nguyên âm + phụ âm.
- Hoặc động từ có 2 âm tiết mà trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ 2.
Sit => sitting; Beg => begging; Begin => beginning
- Tuy nhiên nếu phụ âm kết thúc của động là “w/x/y”bạn không cần gấp đôi phụ âm. Chỉ cần thêm đuôi “ing” bình thường vào cuối động từ nguyên thể
Play=> playing; Mix => mixing
Những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ về nhận dạng, cách dùng và cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn. Hi vọng rằng có thêm các kiến thức bổ ích giúp bạn chinh phục tiếng anh một cách dễ dàng hơn.