Tân ngữ thường xuyên xuất hiện trong hầu hết các cấu trúc tiếng Anh, tuy nhiên, không phải ai sử dụng tân ngữ cũng có đủ kiến thức về nó. Trong bài viết dưới đây, CleverLearnVietNam sẽ giúp các bạn biết được tân ngữ là gì? cách nhận biết và phân biệt được những loại tân ngữ thường dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tân ngữ trong tiếng Anh

Tân ngữ là gì?

1. Khái niệm và phương pháp nhận biết

Tân ngữ (Object) là một thuật ngữ Tiếng Anh đơn giản. Nó có tác dụng tác động đối với những ai sử dụng chủ ngữ, nó thường là cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động (action verb) hoặc một từ đơn lẻ. Trong một câu, bạn có thể sử dụng nhiều từ cùng lúc. 

Ví dụ:

– I play badminton.  (Tôi chơi cầu lông.)

– My mother gives me some notebooks. (Mẹ tôi đưa tôi một số tập vở.)

Lưu ý: hai từ me và some notebooks đều là tân ngữ.

Trong trường hợp cần xác định tân ngữ, ngoại trừ việc đứng sau động từ, bạn có quyền đặt ra câu hỏi: “Ai/ Cái gì nhận hành động?” như “Ai được mẹ tôi tặng tập vở?”, “Tôi được mẹ đưa cái gì?”  hay “Tôi đang chơi cái gì?”.  

Tham khảo thêm: HỌC A-Z VỀ ĐẠI TỪ QUAN HỆ TRONG TIẾNG ANH

2. Làm thế nào để phân biệt? 

Quay trở lại một chút với ví dụ trên: “My mother gives me some notebooks”, trong đó “me” và “some flowers” đều thuộc tân ngữ. Có bao giờ bạn nghĩ rằng hai tăng ngữ này có sự khác biệt? Nếu có thì bạn đã đúng rồi đó.

Trong tiếng Anh, ta có thể chia ra làm 3 loại trong câu dựa vào vị trí và ý nghĩa của chúng.

Tân ngữ trực tiếp (direct object)

 Chỉ những người/những nhân vật trực tiếp tác động với một việc gì đó đầu tiên.

Ví dụ:

– I caught an octopus. (Tôi đã bắt được một con bạch tuột.)

– I listen to music. (Tôi nghe nhạc.)

– I love her. (Tôi yêu cô ấy.)

Tân ngữ gián tiếp (indirect object)

Tân ngữ gián tiếp của câu là người nhận tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ trực tiếp là sự vật được thực hiện bởi động từ.

Khi trong câu có 2 tân ngữ thì tân ngữ gián tiếp xuất hiện.

Trong tất cả các ví dụ trên trang này, các đối tượng gián tiếp được tô bóng và các đối tượng trực tiếp được in đậm.

Ví dụ: Paula passed the parcel (Paula đã chuyển bưu kiện)

(Tân ngữ trực tiếp là “the parcel“. Không có người nhận “the parcel” trong câu này. Do đó, không có tân ngữ gián tiếp.)

Tuy nhiên, ví dụ tiếp theo này cho chúng ta biết về người nhận. Đó là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: Paula passed her father the parcel (Paula đưa cho cô ta một bưu kiện)

(Tân ngữ gián tiếp (tức là người nhận) là “her father.”)

Tân ngữ của giới từ

Sau một giới từ trong câu có những từ và cụm từ đi theo sau. 

Ví dụ:

– A pen is on the table. (Cây bút đang ở trên bàn.)

– I want to go to the movies with you. (Tôi muốn đi xem phim với bạn.)

→ Xem thêm bài viết về Tân ngữ trong tiếng Trung trên website của Trung tâm tiếng Trung Chinese

3. Hình thức trong câu

Hình thức của tân ngữ trong tiếng Anh

Nó có thể tồn tại ở dạng Danh từ, Đại từ nhân xưng, Động từ nguyên thể hoặc Động từ dạng V_ing nếu trường hợp câu đó đúng cấu trúc ngữ pháp. 

Danh từ (Noun)

Trong một câu nhất định, danh từ có thể được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp. 

Ví dụ:

– My friend celebrated her birthday last night. (Bạn tôi tổ chức sinh nhật vào tối qua.)

– I help my dad cut the lawn in the back garden. (Tôi giúp bố tôi cắt cỏ sau vườn.)

Đại từ nhân xưng (Personal Pronoun)

Đại từ nhân xưng là tổng hợp Đại từ chủ ngữ (subject pronouns) dùng làm chủ ngữ và Đại từ tân ngữ (object pronouns) dùng để làm tân ngữ. 

Động từ nguyên thể (to Verb) 

Trên thực tế, nó không chỉ là danh từ hoặc đại từ giống mọi người nghĩ. Ở một số động từ trong tiếng Anh, người ta thường thấy theo sau nó là “to verb”, khi đó, động từ đi theo được coi là một tân ngữ là động từ nguyên thể

Ví dụ:  

– I agree to go to the movies with you. (Tôi đồng ý đi xem phim với bạn.)

– I want to sleep. (Tôi muốn đi ngủ.)

Động từ dạng V_ing (Gerund) 

Tương tự vậy, có khá nhiều động từ trong tiếng Anh đi theo sau là một loại động từ khác ở dạng V_ing, khi đó, động từ V_ing đi theo được cho là một tân ngữ

Ví dụ:  

– I consider studying English with CleverLearnVietNam.

(Tôi cân nhắc việc học tiếng Anh cùng CleverLearnVietNam.)

– I imagine traveling to India.

(Tôi tưởng tượng đi du lịch tới Ấn Độ.)

Mệnh đề (Clause)

Nó còn có thể ở dạng một mệnh đề vá nó cũng nhiều từ hơn 1 chút. 

Ví dụ:

– She knows how he can overcome difficulties. 

(Cô ấy biết cách anh ấy có thể vượt qua khó khăn.)

4. Dùng trong câu bị động

Tân ngữ dùng cho câu bị động

Có khá nhiều người bị lầm lẫn khi sử dụng câu bị động trong ngữ pháp. Một mẹo hay cho các bạn nhằm giúp cải thiện việc nhầm lẫn này đó chính là nắm rõ tân ngữ. 

Những điều bạn nên làm để tạo nên một câu bị động là: 

  • Xác định tăng ngữ bạn muốn chuyển đổi.
  • Di chuyển vị trí tăng ngữ lên đầu thành chủ ngữ
  • Chuyển động từ sang dạng bị động.
  • Chủ ngữ ở câu chủ động hãy chuyển xuống cuối, thêm by đằng trước

Bài viết trên đã giúp mọi người biết được những kiến thức liên quan tới tân ngữ. Hy vọng mọi người sẽ có thể áp dụng nó tốt hơn trong phần bài tập của mình.